Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng được triển khai từ năm 2001 theo Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) với nhiều hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tâm thần tại nhà. Nhờ đó, người bệnh được khám, quản lý, uống thuốc đều đặn, giúp duy trì trạng thái tinh thần ổn định và phục hồi chức năng tâm sinh lý xã hội, tái hòa nhập cộng đồng.
Viên chức Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật khám cho bệnh nhân tâm thần tại xóm Lũng Luông, xã Hạnh Phúc, huyện
Quảng Hoà.
Tính đến ngày
24/10/2024, trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng có 1.264 bệnh nhân
tâm thần phân liệt, 653 động kinh, được quản lý bằng
mã số địa phương theo huyện, xã. Có 57/161 trạm y tế xã (6/10 huyện, thành phố ) thực hiện quản lý, điều trị bệnh
nhân tâm thần phân liệt, động kinh tại trạm y tế từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế; cấp thuốc điều
trị cho 198 người bệnh
tâm thần và động kinh tại Trạm Y tế xã (gồm các huyện Hà Quảng, Hòa An, Quảng
Hòa, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Thạch An). Tỷ lệ Trạm Y tế xã, phường,
thị trấn thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt
và động kinh từ nguồn bảo hiểm y tế đạt 35,4% (57/60 xã có thuốc, chỉ tiêu giao là 60%). Năm 2024, toàn tỉnh có 127/161 xã ký hợp đồng
với bảo hiểm y tế cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân tâm thần, động kinh...
Thực hiện Quyết định số 155/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức
khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025 Ngành Ytế tỉnh
Cao Bằng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện ký phụ lục hợp đồng với cơ quan Bảo
hiểm xã hội để đưa người bệnh tâm thần
phân liệt và động kinh về quản lý, điều trị tại trạm y tế xã. Đồng thời chỉ đạo
tuyến huyện cử 12 bác sỹ và 19 điều dưỡng đi đào tạo kiến thức cơ bản tại Bệnh
viện Tâm thần trung ương I, trong năm 2022, nhằm từng bước đáp ứng nhiệm vụ
theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/2022/TT-BYT ngày 30/12/2022 của
Bộ Y tế về việc Quy định nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh tâm thần của các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Đến nay hầu hết các huyện đều
đã có cán bộ y tế có kiến thức cơ bản có thể thực hiện khám, điều chỉnh thuốc
cho người bệnh khi được đưa về quản lý điều trị tại trạm y tế xã, thay vì trước
đây mỗi khi có người bệnh không ổn định đều phải đưa về tuyến tỉnh để thăm khám
và chỉ định lại phác đồ điều trị.
Có thể nói rằng công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ tâm thần công đồng tại tỉnh Cao Bằng đã dần nâng cao hiệu
quả, trên cơ sở nền tảng hỗ trợ thực
hiện từ Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG ) giai đoạn trước 2015, tỉnh Cao
Bằng đã triển khai tới 100% huyện, thành phố, xã, phường với mục tiêu phát hiện sớm quản
lý, phục hồi chức năng cấp phát
thuốc tại cộng đồng đối với
bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh. Từ giai đoạn
2016-2020 thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế dân số nhằm duy chì và bảo vệ
thành quả của CTMTQG công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tâm thần đã được
chuyển dần sang nguồn ngân sách địa phương và bảo hiểm y tế. Hơn 20 năm qua, công
tác này đã được xây dựng và duy trì mạng lưới tại 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh và được thực hiện lồng
ghép vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của các trạm y tế, góp phần phát
hiện sớm, điều trị kịp thời cho người bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Để
người bệnh được chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa
vào cộng đồng, làm giảm hành vi nguy hại, tàn phế cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh.
Các hoạt động chăm sóc người bệnh được thực hiện như truyền thông về chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng; tập huấn những khái niệm cơ bản về sức khỏe tâm thần; bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh, bệnh trầm cảm;
những biểu hiện triệu chứng ban đầu của bệnh; cách chăm
sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng, công tác quản lý, điều trị ngoại trú bệnh
nhân tâm thần ở tuyến cơ sở. Tăng cường giám sát, bệnh nhân điều trị ngoại trú
ở cộng đồng, cấp phát thuốc điều trị. Cung cấp các tài liệu tuyên truyền về các
bệnh tâm thần thường gặp, cách chăm sóc hỗ trợ giúp người bệnh tái hòa nhập
cộng đồng, đồng thời giúp cho người dân hiểu biết về sức khỏe tâm thần, xóa bỏ
mặc cảm định kiến trong cộng đồng đối với người bệnh.
TS.BS Cao Văn Tuân - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến,
Bệnh viện Tâm thân Trung ương 1 thăm khám cho bệnh nhân Hoàng Văn Bảo, 48 tuổi ở xóm Đồng Mây, xã Lương Can,
huyện Hà Quảng.
Theo kết quả kiểm tra giám sát
của Sở Y tế Cao Bằng về công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm và các rối
loạn tâm thần nhân ngày tâm thần thế giới 10/10/2024 tại Hạnh phúc và Phúc Sen
huyện Quảng Hoà
Bác sỹ Nông Văn Ván - Trưởng trạm, Trạm Y tế xã Hạnh phúc cho biết: Đã hơn 20 năm nay, ông Phan Văn Cộng, 60 tuổi, ở xóm Lũng Luông, xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hoà mắc bệnh tâm
thần phân liệt, sống nhờ vào sự chăm sóc của gia đình. Trước đây, cứ đều đặn mỗi
năm 2 lần, ông vào điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Quảng
Hoà, nhưng những
năm gần đây được chăm sóc sức
khỏe tâm thần tại cộng đồng thì ông được khám bệnh, theo dõi, cấp thuốc tại
nhà, bệnh tình của ông cũng có phần ổn định.
Hiện nay, trên địa bàn xã Hạnh phúc có 21 bệnh nhân
tâm thần đang được theo dõi sức khỏe, tái khám và cấp phát thuốc định kỳ hàng
tháng tại Trạm Y tế xã. Hàng tháng, viên chức Trạm Y tế đã trực tiếp nhắc nhở người thân trong gia đình người
bệnh tâm thần đến lĩnh thuốc uống đều đặn, tư vấn chế độ chăm sóc, động viên
người bệnh yên tâm điều trị. Tuyên truyền cho người dân quan tâm giúp đỡ, hỗ
trợ, không xa lánh, kỳ thị người bệnh, thường xuyên thăm hỏi, động viên để
người bệnh mau bình phục và sớm hòa nhập cộng đồng. Để thực hiện
tốt chương trình chăm sóc sức và bảo vệ sức khỏe tâm thần
tại cộng đồng, Trạm y tế đã tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức đến
người bệnh và gia đình họ; Phối hợp với
các thôn, xóm, cộng tác viên thực hiện rà soát để phát hiện các đối tượng bị bệnh
tâm thần, nhằm kịp thời tư vấn, điều trị.
Tại huyện Quảng Hoà, hiện đang quản lý 272 bệnh nhân mắc bệnh tâm thần tại cộng đồng. Tất cả
các bệnh nhân trên đều được Trung tâm Y tế huyện lập hồ sơ quản
lý, theo dõi tại gia đình, kiểm tra sức
khỏe, nhắc nhở uống thuốc, hướng dẫn các liệu pháp điều trị… Nhiều bệnh nhân tiến
triển tốt, không phải đi viện mà chăm sóc tại cộng đồng.
Bác sĩ Nông Văn Băng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quảng Hoà cho biết: Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
tâm thần dựa vào cộng đồng, nhằm phát hiện, quản lý và chăm sóc người bệnh, đưa bệnh nhân vào quản lý, điều trị tại trạm y tế xã đã thực hiện ngày một hiệu quả hơn trong công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu. Số bệnh nhân tái hào nhập cộng đồng tăng lên, hàng năm Trung tâm y tế huyện mở các lớp
đào tạo, tập huấn kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần và chương trình tâm thần
cộng đồng cho các Trạm Y tế, đồng thời đẩy mạnh hoạt
động giáo dục truyền thông về sức khỏe tâm thần, tránh tư tưởng phân biệt đối xử
với người bệnh.
Những người mắc bệnh tâm thần đều được hưởng các chế độ chính
sách xã hội, như: Bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội và được theo dõi khám chữa
bệnh, cấp phát thuốc miễn phí. Người bệnh được bà con trong xóm, gia đình và
cộng đồng quan tâm chia sẻ, động viên. Ban Chỉ đạo sức khỏe nhân dân của xã phối hợp với y tế, các
đoàn thể quan tâm, động viên người bệnh, gia đình người bệnh, giúp họ yên tâm điều
trị, để sớm bình phục sức khỏe hoà
nhập cộng đồng. Một số bệnh nhân có tiến triển tốt, hồi phục sức
khỏe ổn định, đã biết tự chăm sóc bản thân, biết giúp đỡ gia đình những công
việc ở nhà...
Bệnh tâm thần phân liệt; Động
kinh làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn
sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và tổn hại cả về kinh tế. Vì vậy,
để làm tốt công tác chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe tâm
thần tại cộng đồng, bên cạnh sự nỗ lực của Ngành Y tế thì vai trò của gia đình, cộng đồng xã hội rất quan trọng. Đối với gia đình, cần phát hiện sớm
những thay đổi bất thường, đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được tư vấn,
giúp đỡ, điều trị kịp thời. Cho người bệnh uống thuốc đều, đúng liều lượng theo
chỉ định của thầy thuốc. Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội không nên phân biệt đối xử, xa lánh, kỳ thị đối với
người bệnh… góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Ngọc
Anh