Tập trung nhân lực, lắp đặt thiết bị để thực hiện chuyển đổi số y tế
Để thực hiện bệnh án điện tử, liên thông dữ liệu giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh, các cơ sở y tế cần tập trung nguồn lực, cử nhân lực tham gia đào tạo sử dụng phần mềm; mua sắm, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) cho phù hợp, đảm bảo đồng bộ… Đó là chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế Nông Tuấn Phong trong việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Trung
tâm Y tế huyện Thạch An là một trong những đơn vị triển khai thực hiện bệnh án
điện tử trong giai đoạn 1.
Bệnh án điện tử (EMR - Electronic Medical Record) là
nơi lưu trữ, quản lý toàn bộ thông tin của bệnh nhân dưới dạng điện tử, bao gồm
các dữ liệu như: tên, địa chỉ, lịch sử y tế, đơn thuốc, kết quả xét nghiệm của
bệnh nhân. Mặt khác, EMR là công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong ngành y tế,
mang lại nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của
Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và
chuyển đổi số quốc gia; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 về đẩy mạnh triển
khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, Thủ tướng Phạm
Minh Chính chỉ đạo Bộ Y tế đôn đốc 100% các bệnh viện trên toàn quốc phải triển
khai EMR; liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh của địa
phương với các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, hoàn thành trước tháng 10/2025.
Theo
lộ trình, việc triển khai hồ sơ EMR trên địa bàn tỉnh được chia làm 2 giai
đoạn, trong đó giai đoạn 1 gồm: BVĐK tỉnh, BVĐK Y dược cổ truyền- PHCN, BVĐK
các huyện: Hà Quảng, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Trung tâm Y tế huyện Hòa An và
Thạch An; giai đoạn 2 gồm Bệnh viện Tĩnh túc và Trung tâm Y tế các huyện:
Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa, Hà Quảng và Thành phố.
Theo
Giám đốc Sở Y tế Nông Tuấn Phong, việc triển khai EMR là nhiệm vụ trọng tâm và
quan trọng hàng đầu, vì vậy các đơn vị trực thuộc Sở Y tế phải quyết liệt triển
khai, chịu trách nhiệm toàn diện về công tác này, ưu tiên nguồn lực đảm bảo
chất lượng; mua sắm, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị CNTT cho phù hợp, đảm bảo
đồng bộ, đúng tiến độ tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Việc
triển khai hồ sơ EMR phải đảm bảo thực chất, đem lại hiệu quả cụ thể, nâng cao
năng suất, chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh, mang lại lợi ích thiết thực
cho người dân và cơ sở y tế. Đồng thời, đảm bảo sự liên thông, chia sẻ dữ liệu
của hồ sơ EMR giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu liên quan; đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo mật thông
tin theo quy định.
Việc
triển khai hồ sơ bệnh án điện tử phải đảm bảo thực chất, đem lại hiệu quả cụ
thể, nâng cao năng suất, chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Để
thực hiện đạt được mục tiêu đề ra, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cao Bằng mong muốn
VNPT Cao Bằng tiếp tục hướng dẫn, triển khai hồ sơ EMR tại các đơn vị y tế trên
địa bàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các đơn vị liên quan triển khai
thực hiện phương án khả thi nhất.
Theo
đó, VNPT Cao Bằng sẽ cung cấp giải pháp quản lý tổng thể hướng đến quản trị cơ
sở y tế, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, quy định, lộ trình yêu cầu của Bộ Y tế
theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 ban hành bộ tiêu chí ứng dụng
CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày
28/12/2018 quy
định hồ sơ EMR và các xu hướng ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế.
Ông
Nguyễn Chí Dũng - Giám đốc VNPT Cao Bằng cho biết: VNPT Cao Bằng sẽ cung cấp
sản phẩm dịch vụ trên hạ tầng Data Center tiêu chuẩn quốc tế; sẵn sàng tư vấn
đầu tư, mua sắm hạ tầng, thiết bị CNTT, tư vấn thủ tục thẩm định, công bố ứng
dụng EMR; cam kết tập trung tối đa nguồn lực để triển khai hệ thống EMR tại các
cơ sở y tế công lập trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu đặc thù của các cơ sở y tế;
đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng theo kế hoạch đã đề ra, trước
ngày 30/9/2025.
Chia
sẻ về những khó khăn, thách thức trong việc triển khai EMR/Bệnh viện thông
minh, ông Lục Trọng Hiếu - Giám đốc Trung tâm CNTT, VNPT Cao Bằng cho rằng, hạ tầng
CNTT hiện nay chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; kinh phí đầu tư,
thuê trang thiết bị, hạ tầng, giải pháp CNTT phục vụ cho việc triển khai EMR
chưa có hành lang pháp lý để tính trong cơ cấu giá dịch vụ kỹ thuật y tế; công
tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin của các hệ thống thông tin còn gặp nhiều
khó khăn do chưa được quan tâm, do thiếu cán bộ chuyên trách có trình độ, năng
lực và tính chuyên nghiệp; trình độ CNTT của nhân viên y tế chưa đồng đều gây
khó khăn cho việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…
Để
việc triển khai mang tính tổng thể, VNPT Cao Bằng mong muốn có đầu mối lãnh đạo
quyết định, phê duyệt phạm vi, kế hoạch và thay đổi nghiệp vụ, quy trình số hóa
từ hồ sơ bệnh án giấy sang EMR; mua sắm, đầu tư thiết bị CNTT phù hợp; cử nguồn
lực tham gia đào tạo, sử dụng phần mềm cũng như đầu mối giám sát, phối hợp thực
hiện kế hoạch; ban hành quy trình, quy định liên quan bộ tài liệu thẩm định ứng
dụng EMR; thực hiện các thủ tục thẩm định, công bố theo quy định.
Việc
chỉ đạo quyết liệt của Sở Y tế để sớm thực hiện chuyển đổi số tại các cơ sở y
tế trên địa bàn tỉnh là điều cần thiết để thúc đẩy, đáp ứng yêu cầu quản lý,
chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực y tế; góp phần đưa công tác khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng phát triển, toàn diện.
Đức Giang