Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả" góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh và nước sạch nông thôn
Lượt xem: 279
Nước sạch và vệ sinh môi trường là điều kiện tối thiểu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con người. Tháng 7/2010 Liên hiệp quốc đã ra Nghị quyết về quyền của con người được sử dụng nước sạch và hệ thống vệ sinh trong sinh hoạt. Đây là mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết và được Ngân hàng Thế giới (WHO) hỗ trợ triển khai Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả.

Công trình nước sạch sinh hoạt cho bà con nhân dân xã Nặm Bióc xã Thể Dục, huyện Nguyên Bình do Chương trình đầu tư xây dựng. Ảnh: Trọng Thụ

Nước sạch và vệ sinh môi trường là điều kiện tối thiểu cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con người. Tháng 7/2010 Liên hiệp quốc đã ra Nghị quyết về quyền của con người được sử dụng nước sạch và hệ thống vệ sinh trong sinh hoạt. Đây là mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết và được Ngân hàng Thế giới (WHO) hỗ trợ triển khai Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình là cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường tiếp cận bền vững nước sạch và vệ sinh nông thôn thuộc 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, trong đó có tỉnh Cao Bằng. Mục tiêu cụ thể của Chương trình cho cả giai đoạn từ năm 2016 - 2021 là thực hiện 255.000 đấu nối (với số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 1.045.000 người); hỗ trợ 400.000 hộ gia đình xây nhà tiêu hợp vệ sinh; hỗ trợ đầu tư xây mới và cải tạo 2.650 công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tại trường học và trạm y tế trong phạm vi 21 tỉnh triển triển khai thực hiện Chương trình. Mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh triển khai Chương trình.

Để đạt được mục tiêu này Chương trình đã triển khai các nội dung hoạt động: Hỗ trợ xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh hai ngăn sinh thái, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu chìm có ống thông hơi và nhà tiêu thấm dội nước. Đi đôi với tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tác dụng và hiệu quả của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh...

Theo kết quả nghiên cứu khoa học và xã hội cho thấy: tình trạng không có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, do vi khuẩn vi rút, ký sinh trùng từ phân người nhiễm vào đất, nước, không khí làm phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm như: tả, lỵ, tiêu chảy, giun sán, đau mắt hột, viêm đường hô hấp... Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là sự phát triển về thể chất và tương lai của thế hệ trẻ.

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể giảm được 37,5 - 50% nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, giun sán, đường ruột, giảm được nhiều chi phí và tổn thất về sức khỏe, hạn chế tình trạng trẻ em thấp còi, góp phần nâng cao thể chất và sự phát triển toàn diện của con người, vừa tạo ra môi trường thôn bản văn hóa lành mạnh, văn minh.

 Là một trong những tỉnh tham gia thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2021 Cao Bằng đã đề ra mục tiêu cụ thể của Chương trình là thực hiện 12.600 đấu nối cấp nước, phấn đấu có trên 90% dân số ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; xây dựng công trình cấp nước và công trình vệ sinh tại 46 Trạm Y tế, 46 trường học trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ 5.150 hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, 35 xã thực hiện vệ sinh toàn xã, 100% hộ gia đình được tuyên truyền vận động xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng. Với tổng vốn đầu tư là 10.306.903 USD, trong đó vốn đối ứng của ngân sách địa phương là 914.052 USD. Việc giải ngân vốn được dựa trên kết quả thực hiện.

Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới gồm ba hợp phần gồm: Cấp nước nông thôn; Vệ sinh nông thôn; Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình do ba ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và Giáo dục phối hợp với các địa phuơng tổ chức thực hiện, trải rộng trên địa bàn các xã, đến tận thôn bản và mỗi hộ gia đình, vì vậy cùng với các ngành chuyên môn thực hiện hợp phần của Chương trình, cần có sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở, sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Bởi ngoài chính sách hỗ trợ của nhà nước đầu tư xây dựng công trình, thì sự đồng thuận và ý thức tự giác của cộng đồng, mới thực sự là nguồn lực tại chỗ bảo đảm giữ vững vệ sinh môi trường nông thôn.

Với sự hỗ trợ của Chương trình từ năm 2016 - 2021, Cao Bằng đã hỗ trợ 2.921 hộ gia đình cải tạo và xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh. Số hộ gia đình có nhà vệ sinh tăng từ 41,3% (năm 2015) lên trên 72% năm 2022. Xây mới và cải tạo 24 công trình cấp nước và vệ sinh tại Trạm Y tế xã, thị trấn, số Trạm Y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 88% (năm 2015) lên 94,5% (năm 2022) và xây dựng 19 công trình cấp nước sinh hoạt tại 19 xã, thị trấn. Qua kiểm đếm của Ngân hàng Thế giới, có 35/35 xã đạt vệ sinh toàn xã.  Từ 88% lên 94,5%, lên 72%

Hợp phần cấp nước và vệ sinh trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đã hoàn thành 56 công trình bao gồm cả xây mới và sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

Hợp phần cấp nước nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 38/38 công trình cấp nước sinh hoạt cho các xã. Số đấu nối cấp nước kiểm đếm đạt được là 11.599/12.600 đấu nối, dự kiến năm 2023 kiểm đếm thêm 1.300 đấu nối nước để đạt mục tiêu chương trình đề ra, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 92,4%.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì chỉ tiêu hỗ trợ hộ gia đình xây nhà tiêu hợp vệ sinh còn hạn chế, chỉ có 2.921/5.150 hộ gia đình xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 56,72%. Nguyên nhân do kinh phí từ nguồn chương trình hỗ trợ 01 triệu/01 hộ để xây nhà tiêu hợp vệ sinh khá là thấp, bên cạnh đó do điều kiện địa lý, nhiều bản, làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao giao thông đi lại khó khăn, việc vận chuyển vật liệu xây dựng vất vả nên nhiều hộ không thực hiện được mặc dù đã đăng ký tham gia xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, một phần bị ảnh hưởng bởi thói quen và tư tưởng trông chờ ỷ lại. Ngay cả chính quyền cơ sở cũng chưa thực sự phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc tổ chức vận động nhân dân tự giác thực hiện. Trong khi yêu cầu của Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng năng lực và hỗ trợ chính sách, thẩm định và giải ngân vốn dựa trên kết quả kiểm toán độc lập theo đúng quy trình và kế hoạch hành động, nên nhiều khi xảy ra tình trạng chậm vốn cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Có thể nói rằng ở những nơi đã được đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ, điều kiện sinh hot của cộng đồng đã được cải thiện. Ý thức về vệ sinh môi trường của các tầng lớp nhân dân có sự chuyển biến rõ rệt. Nhu cầu sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các mục tiêu của Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn đã có tác động mạnh mẽ và phát huy hiệu quả tích cực, góp phần đổi mới cách nghĩ, cách làm và chất lượng cuộc sống ở làng quê nông thôn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.   

 

                                                            Mai Hoa

Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập