Ngành Y tế tỉnh Cao Bằng đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động
Với mục tiêu bảo vệ an toàn cho người lao động tránh khỏi ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm có hại nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Ngành Y tế tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 639/KH-SYT ngày 19 tháng 02 năm 2024 về việc triển khai tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành.
Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế)kiểm
tra công tác an toàn Lao động tại Khoa hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa
tỉnh.
Ngành Y tế là
loại hình lao động đặc biệt vì đối tượng tác động là con người, thực hành công
việc mang tính khẩn trương liên tục. Toàn bộ người lao động làm việc trong
các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập phải trực tiếp khám, điều trị, chăm
sóc bệnh nhân, tiếp xúc các bệnh phẩm nguy hiểm độc hại và xử lý các dịch bệnh
có khả năng truyền nhiễm cao. Bên cạnh đó, nhân viên y tế còn chịu tác động bởi
rất nhiều yếu tố nguy cơ có hại khác như: bụi, tiếng ồn, điện từ trường, phóng xạ, các khí
gây mê, hoá chất khử khuẩn… Cùng với tính chất công việc đòi hỏi sự tập trung,
khối lượng công việc lớn và trách nhiệm cao có thể gây ra căng thẳng, mệt mỏi,
ảnh hưởng đến sức khỏe của đội ngũ viên chức và người lao động. Trong
thời gian qua, ngành Y tế Cao Bằng đã có nhiều biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động cho nguời lao động, trong đó tập chung, phổ biến, quán triệt Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng
dẫn đến toàn thể công chức, viên chức và người lao
động trong toàn ngành. Thực hiện quan trắc
môi trường lao động và đánh giá các yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc. Cải thiện
điều kiện làm việc đối với các vị trí có nguy cơ cao để hạn chế nguy cơ bệnh
nghề nghiệp và tai nạn lao động; lập mới,
cập nhật hồ sơ quản lý vệ sinh lao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề
nghiệp cho viên chức và người lao động. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách
đối với viên chức và người lao
động.
Ông Trần Hải Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế cho biết: Thời gian qua, ngành Y tế Cao Bằng đã thực hiện nhiều biện pháp cải thiện điều kiện,
môi trường làm việc cho viên chức và người lao động trong toàn ngành. Các công đoàn cơ sở đã tham gia tích cực
phong trào vệ sinh môi trường; 100% đơn vị tăng cường các biện pháp đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, triển khai khám sức khỏe
định kỳ cho viên chức và người lao động, đặc biệt là triển khai các hoạt động
tương trợ, giúp đỡ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao
động hàng năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thuộc Sở Y tế
Cao Bằng đã tổ chức được 02 đợt kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác ATVSLĐ, An toàn vệ sinh thực phẩm
về chăm sóc sức khỏe, phòng
chống bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở lao động, các trường học trên địa bàn tỉnh. Kết quả từ
đầu năm đến nay đã thực hiện giám sát tại 05 cơ sở y tế, 03 cơ sở lao động và 10 trường học trên địa bàn tỉnh. Qua
kiểm tra, giám sát các cơ sở
đã xây dựng kế hoạch An toàn vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe
định, lập hồ sơ quản
lý sức khỏe cho người lao động, học sinh và nhân
viên y tế; quan trắc môi trường lao
động, nhằm phòng ngừa, hạn chế các sự cố tai nạn lao động đáng
tiếc có thể xảy ra.
Bên cạnh những kết quả
đã đạt được, công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp vẫn còn
những khó khăn như: ý thức
tự giác chấp hành nội quy, quy chế làm việc bảo đảm an toàn lao động (ATLĐ) của
NLĐ chưa cao; kinh phí để thực hiện các hoạt động về đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động còn hạn chế...
Để đẩy mạnh công tác vệ
sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, trong thời gian tới ngành Y tế
tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong công tác an
toàn - vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình
thức, nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động về
công tác vệ sinh an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và đặc biệt là
công tác khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời, không
ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác y tế lao động ở các tuyến, nhằm
đảm bảo tốt nhất sức khỏe và các yếu tố đảm bảo an toàn lao động cho người dân.
Ngọc Anh