Iốt là một vi chất cần thiết để tổng hợp nội tiết tuyến giáp trạng, nội tiết này cần cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ và phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt như: đần độn, bướu cổ, nghễnh ngãng, thiểu năng trí tuệ…
Sử dụng gia vị có
chứa Iốt để chế biến món ăn trong bữa ăn hàng ngày tại Trường Trung học cơ sở
xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về hoạt động phòng, chống các rối
loạn do thiếu Iốt, hiện nay trên 95% hộ
gia đình đã sử dụng muối Iốt và các chế phẩm có Iốt trong bữa ăn hàng ngày. Vì
vậy, công tác phòng chống rối loạn thiếu Iốt đã đạt mục tiêu đề ra, năm 2002 tỷ
lệ mắc bướu cổ ở trẻ em từ 8 - 10 tuổi là 12,8%; đến hết năm 2011 tỷ lệ này giảm
xuống còn 2,36%, hiện nay tỷ lệ này luôn được duy trì trong những năm qua. Điều
này cho thấy nhận thức của người dân trong việc sử dụng muối Iốt đã được nâng lên
rõ rệt, góp phần giảm được các rối loạn do thiếu Iốt gây ra như: đần độn, bướu
cổ, thiểu năng trí tuệ...
Iốt cần thiết cho cơ thể trong quá trình tổng hợp các hoóc môn tuyến
giáp trạng. Hoóc môn tuyến giáp là loại hoóc môn quan trọng để cơ thể phát triển,
có tác dụng duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể như: Thực hiện
phân giải vật chất, cung cấp các năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ
thể và sinh ra nhiệt, duy trì nhiệt độ cho cơ thể; Thúc đẩy quá trình phát triển
của cơ thể: Các hoóc môn tuyến giáp biệt hóa quá trình phát triển hệ xương, giới
tính và cơ cũng như chiều cao của trẻ trong giai đoạn phát triển. Ngoài ra, Iốt
còn hỗ trợ phát triển trí não trong giai đoạn phát triển trí não nhất định của
thai kỳ hay thời kỳ phát triển của trẻ nhỏ, nhất thiết phải dựa vào các hoóc
môn tuyến giáp.
Thiếu Iốt sẽ dẫn đến các rối loạn
Khi cơ thể bị thiếu
Iốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên
tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Bướu cổ là cách thích nghi của cơ thể để bù
lại một phần thiếu Iốt, khi có kích thước to có thể chèn ép đường thở, đường ăn
uống gây ra các vấn đề ảnh hưởng cho sức khỏe.
Phụ nữ trong thời kỳ
mang thai do thiếu Iốt có thể bị sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi
thiếu Iốt có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, nói ngọng, điếc,
câm, mắt lác... và để lại hậu quả vĩnh viễn trong cả cuộc đời.
Thiếu Iốt trong thời
kỳ niên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh
ngãng. Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng hai chân.
Trẻ bị thiếu Iốt không thể đạt kết quả cao trong học tập. Thiếu Iốt ở người lớn
gây ra bướu cổ với các biến chứng như mệt mỏi, giảm khả năng lao động.
Hiện nay, tất cả
các rối loạn do thiếu Iốt đều có thể phòng ngừa được bằng cách ăn bổ sung 1 lượng
Iốt rất nhỏ khoảng 150 microgam vào trong bữa ăn hàng ngày, vì thế. Dùng muối Iốt và các sản phẩm có Iốt là cách tốt nhất để bổ sung Iốt
cho cơ thể. Bởi vì sử dụng muối Iốt rất an toàn, tiện lợi và rẻ tiền nhất. Sử dụng
muối Iốt thường xuyên và liên tục sẽ giúp chúng ta tránh khỏi các dị tật về
tinh thần, thể chất do thiếu Iốt gây nên.
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
muối Iot tại cộng đồng
Sử dụng muối Iot như muối thường. Dùng
muối Iốt để nấu ăn, chấm hoa quả, chấm thịt... ướp cá, ướp các loại thực phẩm,
dùng muối Iốt để muối dưa, cà và chế biến các loại thức ăn khác rất tốt.
Khi nấu ăn, có thể cho muối Iot vào
trước, trong, sau khi nấu đều được vì hàm lượng trộn Iốt vào muối đã được tính
toán đảm bảo lượng Iốt mất đi trong quá trình bảo quản, lưu thông và khi chế biến
hoặc nấu nướng vẫn cung cấp đủ Iốt cho cơ thể con người.
Để sử dụng muối Iốt có hiệu quả chúng ta cần lưu ý
Muối Iốt phải được bảo quản trong túi nilon kín hoặc để trong lọ có nắp
đậy.
Để muối Iốt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Bỏ muối Iốt vào thức ăn ở
bất kỳ giai đoạn nào khi chế biến. Chỉ sử dụng muối Iốt và các sản phẩm
có Iốt trong vòng 6 tháng kể từ ngày sản xuất.
Sử dụng muối Iốt
trong chế biến bữa ăn hàng ngày là biện pháp
hữu hiệu nhất phòng chống thiếu Iốt, khuyến khích người dân sử dụng muối Iot, lồng
ghép nội dung giáo dục sử dụng muối Iốt và phòng chống thiếu Iốt vào các chương
trình giáo dục dinh dưỡng đang triển khai tại cộng đồng.
Ngọc Anh (St)