Những điều cần biết về bệnh dại và các biện pháp phòng chống tại cộng đồng
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virút dại có tên khoa học là Rhabdovirus gây nên. Người mắc bệnh dại chủ yếu do chó, mèo, chuột mang mầm bệnh truyền sang người qua vết cắn, vết cào cấu hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước dãi của con vật mang bệnh. Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi đã lên cơn dại sẽ tử vong, mặc dù y học đã có vắc xin phòng dại nhưng bệnh dại vẫn là mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng.
Theo
báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm 2023 đến nay,
đã có trên 1.000 người bị chó nghi dại cắn đến tiêm phòng tại Phòng tiêm Sapo
của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố.
Bệnh dại có rất nhiều biểu hiện, thời gian phát bệnh dài hay
ngắn phụ thuộc vào vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung ương như: đầu,
mặt, cổ, vết thương càng nặng thì thời gian phát bệnh càng nhanh, thời gian ủ bệnh có
thể kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng. Trước khi phát bệnh
từ 2 đến 4 ngày người bệnh có cảm giác đau nhức vết cắn, sưng tấy và kèm theo
một số dấu hiệu như: bồn chồn, nóng nảy, cáu giận, la hét vô cớ, không kiềm chế
được bản thân, có những hành động dữ dằn, bất thường. Sau đó người bệnh lên cơn
co giật, co cứng toàn thân, sợ nước, sợ ánh sáng, giãn đồng tử... dần dần dẫn đến tử vong trong khoảng từ 4 - 10 ngày.
Bệnh
dại là bệnh gây ra bởi một loại vi rút, bệnh dại chủ yếu là do chó, mèo, dơi,
chuột mang mầm bệnh truyền sang người qua các vết cắn, vết cào, vết xước hay do
tiếp xúc trực tiếp với nước dãi từ chó, mèo, liếm lên da bị trầy xước, da bị tổn
thương trước đó. Triệu chứng ban đầu của bệnh là rối loạn ý thức, sợ nước, sợ
gió, sợ ánh sáng, dãn đồng tử… sau đó lên cơn co giật dẫn đến tử vong.
Vì
vây, khi người bị chó, mèo cắn trước tiên cần phải rửa sạch vết thương bằng xà
phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đồng thời đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn
và tiêm vắc
xin phòng bệnh dại.
Người bị
chó, mèo cắn cần xối rửa kỹ tất cả các vết cắn cào trong 15 phút dưới nước và
xà phòng hoặc nước sạch sau đó sát khuẩn bằng cồn 45 độ hoặc 70 độ hoặc cồn iốt
để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn, có thể sử dụng các chất khử
khuẩn thông thường như: rượu, cồn, xà phòng các loại dầu gội đầu, dầu tắm để
rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
Không làm
dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn. Tránh khâu kín vết thương
trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến
ba ngày và nên khâu ngắt quãng, bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng huyết thanh kháng
dại vào tất cả các vết thương.
Khi
bị chó, mèo dại hoặc nghi dại cắn, bệnh nhân cần được tiêm vắc xin phòng dại sớm
càng tốt.Tiêm vắc xin dại là biện pháp duy nhất để phòng bệnh có hiệu nhất.
Chỉ
định dùng vắc xin và huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại tùy
theo tình trạng của động vật và hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh,
vị trí vết cắn, số lượng cũng như tình trạng vết cắn và tình hình bệnh dại
trong vùng.
Các
vết thương do động vật hoang dã cắn cần xử lý và điều trị như đối với động vật
bị nhiễm dại nếu các con vật này được bắt ngay và làm xét nghiệm có kết quả âm
tính với bệnh dại thì có thể dùng điều trị dự phòng.
Trong
thời gian tiêm tránh làm việc quá sức, không uống rượu, bia, tránh dùng các
chất kích thích, không sử dụng thuốc làm giảm miễn dịch trong khi tiêm và 6
tháng sau tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Ngọc Anh