10/02/2021
Ngộ độc thực phẩm do rượu và biện pháp xử trí
Lượt xem: 347
Uống rượu là một nét đẹp văn hóa của người
Việt đã có từ rất lâu đời, uống rượu luôn được xem là một phạm trù văn hóa
không thể thiếu của con người từ xưa đến nay. Tuy nhiên, uống nhiều rượu, lạm
dụng rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dùng.
Sử dụng rượu phải có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không lạm dụng rượu
Trong
những năm qua trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thường xảy ra các vụ Ngộ độc thực phẩm
do rượu vào các dịp Lễ, Tết. Nguyên nhân do lạm dụng rượu, sử dụng rượu không
rõ nguồn gốc xuất xứ, tự ngâm động vật, thực vật để uống, rượu không bảo đảm an
toàn thực phẩm (rượu chứa cồn Metylic cao)… đặc biệt là tình trạng sử dụng
Methanol làm tăng độ cồn trong rượu.
Đặc
điểm ngộ độc thực phẩm do rượu:
Có
hai loại ngộ độc rượu chính là: Ngộ độc Ethanol (còn gọi là rượu Etylic,
C2H5OH) và ngộ độc rượu Metylic (Methanol, CH3OH).
Ngộ
độc Ethanol (rượu Etylic, C2H5OH) gồm: Ngay sau khi uống rượu, 20% lượng rượu
được hấp thụ ngay tại dạ dày và 80% còn lại được hấp thụ ở ruột. Sau khi uống
vài phút rượu đã đi vào máu và sau vài giờ nồng độ cồn trong máu sẽ lên đến cực
đại. Khoảng 10% rượu Etylic được thải trừ qua nước tiểu và phổi. Ngộ độc
Ethanol có thể có dạng cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống
và tần suất, thời gian uống của người uống rượu.
Ngộ
độc rượu Metylic (Methanol, CH3OH): Methanol, còn được gọi là cồn gỗ, là một
dung môi hữu cơ thường được sử dụng trong công nghiệp vì độc tính của nó, có
thể gây nhiễm toan chuyển hóa, di chứng thần kinh và thậm chí tử vong khi
uống. Nó là một thành phần của nhiều dung môi công nghiệp có sẵn trên thị
trường và các loại đồ uống kém chất lượng có cồn pha methanol. Metylic là
một chất độc cực mạnh, chỉ cần uống 5 - 15 ml có thể gây ngộ độc nặng, 15 ml trở
lên là gây mù lòa, 30 ml có thể gây tử vong.
Một
số biện pháp xử trí ngộ độc rượu:
Xử
trí ngộ độc rượu Etylic: Cho nạn nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh; có thể cho uống 10
- 20 giọt Amoniac hay 1 - 5 g Amonium acetat trong một cốc nước muối. Nếu mất ý
thức hoặc lơ mơ, đặt nạn nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn cứ 10 phút kiểm tra
nhịp thở, cần giữ ấm cho nạn nhân và đưa nạn nhân đi viện.
Xử
trí ngộ độc rượu Metylic: Cấp cứu kịp thời là giải pháp quan trọng để tránh các
biến chứng thứ phát sau ngộ độc Metylic. Liệu pháp hỗ trợ nhằm mục đích
khai thông đường thở, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa - điện giải và cung cấp đủ
nước. Nhiễm toan chuyển hóa trong ngộ độc methanol có thể cần phải sử dụng
bicarbonate và thông khí hỗ trợ. Bicarbonate có khả năng đảo ngược thâm
hụt thị giác. Ngoài ra, bicarbonate có thể giúp giảm lượng axit formic. Điều
trị bằng thuốc giải độc, thường sử dụng ethanol hoặc fomepizole, hướng đến việc
trì hoãn chuyển hóa methanol cho đến khi methanol được loại bỏ khỏi hệ thống
của bệnh nhân một cách tự nhiên hoặc qua lọc máu.
Để
phòng ngừa ngộ độc rượu trong cộng đồng, mỗi người dân cần nâng cao ý thức,
không lạm dụng rượu, không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu không bảo đảm
an toàn thực phẩm, rượu pha chế, rượu ngâm theo kiểu kinh nghiệm cá nhân…
Nghiêm cấm tuyệt đối không pha và không được uống cồn Metylic.
Đức Duy - Chi cục ATVSTP