Thuốc lá là nguyên nhân của các bệnh liên quan tới đường hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn phổi mãn tính... Khói thuốc lá trực tiếp gây ung thư hầu họng, ung thư phổi và ung thư thực quản, bàng quang, thận, đường tiểu, tụy tạng, dạ dày và cổ tử cung, trong đó ung thư phổi là bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu đối với nam giới.
Ảnh
minh hoạ về thuốc lá.
Theo thống
kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ở Việt Nam có 90% bệnh nhân mắc
bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng
thuốc lá, mỗi năm Việt
Nam có ít nhất
40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Tại tỉnh Cao Bằng
theo số liệu thống kê của dự án phòng chống tác hại thuốc lá năm 2022 cho thấy,
tỷ lệ hút thuốc lá là 21,2%, không hút thuốc
78,8%; nam giới hút thuốc 42,1%, nữ giới hút thuốc 0,1%; tỷ lệ hút thuốc vẫn còn cao. Tỷ lệ hút thuốc hàng ngày cao nhất ở nhóm tuổi từ 25 đến 24 tuổi chiếm
18,9% và thấp nhất là 15 đến 24 tuổi 7,8%. Tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá
19,2 tuổi. Tỷ lệ hút thuốc thụ động
tại nhà là 39,0%, tại nơi làm việc là 21,7%. Trong đó, có 73,2% người hút thuốc nhận thấy cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc và
nghĩ đến việc từ bỏ thuốc lá do tác động cảnh báo sức khỏe là 63,3%. Tỷ lệ 87,5% người dân nhận thức được việc hút thuốc là gây bệnh lý nguy hiểm,
97,9% biết rằng hút thuốc gây ung thư phổi, 68,7% nam giới có nghe về Luật PCTHTL, cao hơn nữ giới 65,5%..
Như chúng ta đã biết
người hút thuốc lá quá nhiều không bị chết
ngay bởi liều lượng mà các chất độc hại sẽ ngấm dần vào cơ thể và sẽ làm cho
người hút mắc một số bệnh như: Đau tim, tai biến mạch máu
não, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... dần dần dẫn đến tử vong.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT)
Bệnh xảy ra vì khói thuốc lá kích thích đường
thở, làm đường thở bị viêm nhiễm và tăng phản ứng. Khi bị viêm, đường thở tiết
nhiều đờm, các lông run dùng để chuyển chất bẩn ra khỏi phổi bị tê liệt, bị phá
hủy, vì vậy người hút thuốc lá dễ bị cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản và viêm
phổi hơn người không hút.
Bệnh có liên quan đến ung thư
Khói thuốc lá
chứa tới hơn 4.700 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó có trên 40
chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là Nicotin (Nicotin dưới
dạng tinh khiết đó là 1 chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ
tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí
qua cả da). Các chất gây ung thư này sẽ biến đổi các tế bào phổi bình thường
thành tế bào ung thư. Khói thuốc lá trực tiếp gây ung thư hầu họng, ung thư
phổi và ung thư thực quản. Khói thuốc lá còn hỗ trợ cho việc phát triển ung thư
ở các nơi ngoài đường hô hấp như: bàng quang, thận, đường tiểu, dạ dày và cổ tử
cung. Người hút thuốc trước 15 tuổi sẽ có nguy cơ bị ung thư gấp 4 lần người
hút thuốc sau 25 tuổi. Người bị BPTNMT hút thuốc lá thì
nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 3- 7 lần so với người bình
thường.
Một số các bệnh nguy hiểm khác
Trong khói thuốc
lá còn chứa những chất rất độc như CO monoside, chất gây nên tình trạng thiếu
oxy của nhu mô phổi. Ngoài ra, thuốc lá còn sinh ra từ 10 đến 17 gốc tự do gây
oxy hóa. Các chất này cùng với CO monoside, làm lớp tế bào lót bên trong mạch
máu dễ bị tổn thương, làm mạch máu bị co thắt khiến cho máu dễ đông hơn. Toàn
bộ những rối loạn này gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu, làm cho các mạch máu
bị tắc nghẽn gây ra cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, dễ dẫn đến chết đột tử.
Thuốc lá còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người hút
Đối với nam giới
thuốc lá làm giảm số lượng tinh trùng, giảm hoạt động tinh trùng, liệt dương và
dễ vô sinh. Ở nữ giới, thuốc lá làm giảm kích thích tố nữ, gây tắc kinh sớm, gây
vô sinh và loãng xương dẫn đến gãy xương đùi, xẹp cột sống. Đối với thai nghén,
phụ nữ hút thuốc dễ bị thai ngoài tử cung, sẩy thai do bong nhau, nhau tiền đạo
và thai chết lưu. Hoặc nếu sinh được, thì dễ bị sinh non, thai nhẹ cân, thai
nhi dị dạng, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh. Người mẹ hút thuốc lá còn gây những
ảnh hưởng lâu dài trên trẻ sau này: trẻ có nguy cơ chậm phát triển, kém thông
minh, dễ trầm cảm, rối loạn hành vi, dễ nghiện và dễ bị ung thư hơn trẻ khác.
Những tác hại khác của thuốc lá
Người hút hơn 20
điếu thuốc một ngày sẽ dễ bị cườm mắt gấp 2 lần người không hút; Những nếp nhăn
trên da sẽ nhiều hơn, sâu hơn, nên người hút thuốc trông già hơn tuổi; Tóc dễ
bị bạc, dễ bị rụng hơn; Dễ bị viêm quanh chân răng; Giảm sức nghe; Dễ bị loét dạ
dày; Dễ bị són tiểu hơn, nhất là phụ nữ; Giảm hoócmôn tuyến giáp. Hút thuốc lá
dài lâu sẽ làm cho các mạch máu bị tổn thương vĩnh viễn. Xơ vữa động mạch còn
gây tai biến mạch máu não làm cho bệnh nhân tử vong hay phải nằm liệt giường,
hoặc bị liệt nửa người, co thắt mạch máu do khói thuốc lá còn dẫn đến bệnh viêm
tắc mạch máu ngoại biên làm bệnh nhân rất đau đớn và bị hoại tử các chi.
Lợi ích đối với sức khoẻ khi bỏ thuốc lá
Cơ thể sẽ không
còn tích luỹ chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu
trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi,
giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50%
nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm.
Vì một cộng đồng không khói thuốc!
Vì sức khỏe của mỗi người. Vì tương lai con em chúng ta: Đừng hút thuốc lá
trong nhà, phòng làm việc; Đừng hút thuốc lá nơi công cộng; Đừng hút thuốc lá
trước mặt trẻ em; Hãy giảm hút thuốc lá; Hãy cai nghiện thuốc lá; Hãy kiên
quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút; Hãy để môi trường xung quanh
không khói thuốc lá.
Ngọc
Anh