Những điều cần biết về lao tiềm ẩn
Lượt xem: 52
Lao tiềm ẩn là những người mang vi khuẩn lao trong trạng thái bất hoạt, không biểu hiện ra bệnh, không có triệu chứng và không truyền vi khuẩn sang người khác. Những người nhiễm lao tiềm ẩn có nguy cơ mắc bệnh lao rất cao nếu hệ miễn dịch suy giảm.

Điều trị lao tiềm ẩn giúp ngăn ngừa bệnh lao và làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao lên tới 90%.

Khoảng 25% dân số thế giới nhiễm lao tiềm ẩn. 5 - 10% số người nhiễm lao tiềm ẩn có khả năng phát triển thành bệnh lao trong cuộc đời. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn lao ở dạng tiềm ẩn sẽ sinh sôi và phát triển thành bệnh lao và trở thành nguồn lây nhiễm cho những người xung quanh.

Phát hiện lao tiềm ẩn bàng cách nào?

Lao tiềm ẩn không có triệu chúng biểu hiện của bệnh lao. Do vậy, cần làm tét da hoặc xét nghiệm máu để phát hiện nhiễm lao cho người từ 5 tuổi trở lên là người tiếp xúc trong hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi và không nhiễm HIV. Tét da chẩn đoán lao tiềm ẩn còn gọi là xét nghiệm Măng tu (Mantoux). Người làm xét nghiệm được tiêm lao tố vào trong da. Bác sĩ sẽ đọc kết quả sau 48-72h để chẩn đoán lao tiềm ẩn.

Với trẻ dưới 5 tuổi là người tiếp xúc trong hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi và người nhiễm HIV thì không cần xét nghiệm chỉ cần loại trừ mắc bệnh lao và không có chống chỉ định là có thể thu nhận điều trị lao tiềm ẩn.

Nhóm người có nguy cơ cao bị lao tiềm ẩn

Những người có nguy cơ cao chuyển từ lao tiềm ẩn thành bệnh lao bao gồm: Người tiếp xúc gần, thường xuyên với bệnh nhân lao phi (người tiếp xúc trong hộ gia đình, nhân viên y tế).

Người mắc bệnh mạn tính như: bệnh bụi phôi, đái tháo đường, suy thận, chạy thận nhân tạo...

Người suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài: người nhiễm HIV, bệnh hệ thống như: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, bệnh điều trị thuốc sinh học, bệnh nhân cấy ghép tạng và những người chuẩn bị cấy ghép tạng...

Người nhiễm lao tiềm ẩn cần được điều trị vì vi khuẩn lao trong cơ thể có thể nhân lên và gây bệnh khi cơ thể yếu đi. Điều trị lao tiềm ẩn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lao tới 90%.

Điều trị lao tiềm ẩn chỉ dùng 1 đến 2 loại thuốcKhi điều trị cần thực hiện: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, đều đặn cùng giờ hàng ngày, đủ thời gian. Tái khám hàng tháng tại Trung tâm Y tế quận/ huyện.

Thông báo ngay cho cán bộ y tế khi thấy có những biểu hiện bất thường như: buồn nôn, nôn, ù tai, chóng mặt, vàng da, chán ăn...hoặc các triệu chứng bệnh lao như ho, sốt, tức ngực, khó thở...

Điều trị lao tiềm ẩn là an toàn và giúp ngăn ngừa bệnh lao và làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao lên tới 90%.

Mai Hoa


Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập