Những điều cần biết về bệnh lao tiềm ẩn tại cộng đồng
Lượt xem: 37
Bệnh lao tiềm ẩn là những người mang vi khuẩn lao trong trạng thái bất hoạt, không biểu hiện ra bệnh, không có triệu chứng và không truyền vi khuẩn sang người khác. Những người nhiễm lao tiềm ẩn có nguy cơ mắc bệnh lao rất cao nếu hệ miễn dịch suy giảm.        

Tư vấn cho bệnh nhân và người nhà tại cộng đồng.

 

Bệnh lao tiềm ẩn được viết tắt là LTBI (latent tuberkuloseinfeksjon) là những người khỏe mạnh mang vi khuẩn lao ở trạng thái bất hoạt. Những người mắc lao tiềm ẩn không có xuất hiện triệu chứng của bệnh, không cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch suy yếu, những vi khuẩn lao sẽ sinh sôi và dẫn tới bệnh lao hoạt tính.

Người mắc lao tiềm ẩn là những người đã có thời gian tiếp xúc với những người bị bệnh lao. Vi khuẩn lao lan ra không khí khi người mắc bệnh lao nói chuyện, hắt hơi và ho,... Những người khỏe mạnh sẽ hít phải vi thể cha vi khuẩn khi tiếp xúc cùng người bệnh. Tuy nhiên, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ làm cho vi khuẩn bất hoạt và không thể gây bệnh. Hệ miễn dịch suy yếu dễ dẫn tới bệnh lao hoạt tính.

Những người có nguy cơ mắc bệnh lao tiềm ẩn là những người đã có thời gian tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh lao phổi hay những người đến từ vùng có nhiều người bị nhiễm lao.

Ngoài ra, đối với những người đã tiêm vắc xin phòng bệnh lao vẫn có khả năng nhiễm lao tiềm ẩn. Vì vắc xin chủng ngừa lao BCG là vắc xin bảo vệ trẻ nhỏ phòng tránh phơi nhiễm lao, hay những dạng bệnh lao nghiêm trọng và có tác dụng khoảng 1 năm. Ở người lớn, vắc xin BCG không phòng tránh được việc nhiễm lao.

Vi khuẩn lao trong cơ thể đã bị bất hoạt, không sinh đôi vì vậy, người mắc lao tiềm ẩn không thể lây sang người khác. Lượng vi khuẩn có ít không thể lan truyền ra ngoài không khí. Đây cũng là một trong những điều kiện để xác định người mắc Lao tiềm ẩn. Tuy nhiên, người mắc lao tiềm ẩn có nguy cơ mắc bệnh lao, nếu hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó, nếu người mắc lao tiềm ẩn trở thành lao hoạt tính. Lúc này, người đó sẽ có khả năng lây bệnh cho người khác. Vì vậy, người mắc lao tiềm ẩn nên được điều trị dự phòng nhằm phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lao.

Bệnh lao tiềm ẩn là những người mang vi khuẩn lao trong trạng thái bất hoạt, không biểu hiện ra bệnh, không có triệu chứng, và không lây truyền vi khuẩn lao sang người khác. Tuy nhiên, những người mắc lao tiềm ẩn có nguy cơ mắc bệnh lao khi hệ miễn dịch suy giảm. Do đó, những người này cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và có biện pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả.

Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng, chống lao (Hiện nay, đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình TCMR được triển khai ở tất cả các xã, phường, thị trấn). Đồng thời, thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như: ma túy, rượu bia, thuốc lá…Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.

Đối với những người đã nhiễm lao cần thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị; che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng khi cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình điều trị. 

 

Ngọc Anh 

Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập