Bệnh Thủy đậu (hay còn gọi là phỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thủy đậu có tên Varicella vi rút gây ra. Loại vi rút này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng trẻ em là phổ biến hơn.
Tiêm vắc xin phòng
chống Bệnh Thuỷ đậu cho trẻ.
Bệnh Thủy đậu thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước
mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi
lan ra toàn thân, có những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, niêm mạc
lưỡi và miệng.
Bệnh Thuỷ đậu có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến
chứng nguy hiểm. Thủy đậu là
bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc
trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ
đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng. Ngoài
ra, bệnh còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt
phỏng như: sử dụng chung đồ dùng cá nhân, bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống
chung với người đang bị thủy đậu.
Triệu chứng
của bệnh Thuỷ đậu
Ban trên da xuất hiện đầu tiên
trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể. Ban lúc
đầu có dạng dát sẩn, tiến triển đến phỏng nước trong vòng vài giờ đến một vài
ngày; phần lớn các nốt phỏng có kích thước nhỏ 5-10mm, có vùng viền đỏ xung
quanh. Các tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục; vùng giữa vết phỏng dần trở
nên lõm khi quá trình thoái triển của tổn thương bắt đầu.
Các nốt phỏng ban đầu có dịch
trong, dạng giọt sương, sau đó dịch trở nên đục, nốt phỏng bị vỡ, đóng vảy; vảy
rụng sau 1 đến 2 tuần, để lại sẹo lõm nông.
Ban xuất hiện từng đợt liên
tiếp trong 2 - 4 ngày; trên mỗi vùng da có thể có mặt tất cả các giai đoạn của
ban, dát sẩn, phỏng nước và vảy.
Số lượng và mức độ nặng của
ban rất khác biệt giữa các người bệnh. Trẻ nhỏ thường có ít ban hơn so với trẻ
lớn hơn, các ca bệnh thứ cấp và tam cấp trong gia đình thường có số lượng ban
nhiều hơn.
Người suy giảm miễn dịch thường
có nhiều tổn thương hơn, có xuất huyết ở nền nốt phỏng, tổn thương lâu liền hơn
so với người không suy giảm miễn dịch, Đối tượng này cũng có nguy cơ cao hơn bị
các biến chứng nội tạng; tỷ lệ tử vong có thể lên đến 15% khi không điều trị
kháng vi rút.
Những biến chứng nguy hiểm nếu
không có biện pháp chữa trị đúng cách
Gây viêm não, viêm màng não đi kèm các
triệu chứng sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Viêm phổi thủy đậu: biến chứng
này thường xảy ra ở người trưởng thành, vào ngày thứ 3 - 5 sau khi phát bệnh.
Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa, viêm thanh
quản, nhiễm trùng máu.
Khuyến cáo đối với phụ nữ có thai khi mắc bệnh thủy
đậu
Khi phụ nữ mang
thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, vi rút sẽ gây sẩy thai, hay khi
sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay
chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau
sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến
chứng viêm phổi.
Bệnh Thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị,
nhưng đã có vắc xin phòng bệnh. Theo Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, có đến khoảng
97% người đã tiêm phòng vắc xin thủy đậu sẽ tránh được căn bệnh này.
Để chủ
động phòng tránh bệnh Thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân
thực hiện một số biện pháp
Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng
tránh lây lan.
Những trường hợp mắc bệnh Thuỷ đậu cần được
nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để
tránh lây lan cho những người xung quanh.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng
các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật
dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Tiêm vắc xin phòng bệnh Thủy đậu cho trẻ em
từ 12 tháng tuổi.
Tiêm vắc xin Thủy đậu là biện pháp phòng
tránh hiệu quả và lâu dài nhất, với trẻ em việc tiêm vắc xin Thủy đậu càng quan
trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để tiêm theo đúng
liều lượng quy định.
Trẻ 01- 12 tuổi cần được tiêm một liều vắc
xin để ngừa Thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm hai liều để
hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vắc xin phòng
Thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.
Ngọc
Anh