Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 29/10/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương để Tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng.
Tham
dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng có đồng chí Trịnh Trường Huy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cao Bằng.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm
Minh Chính khẳng định với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên
trên hết, trước hết, chúng ta đã vượt qua đại dịch COVID-19, một đại dịch nguy
hiểm, có quy mô toàn cầu, gây hậu quả nghiêm trọng, cả về sức khỏe, tính mạng
con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam trở thành
một trong những nước "đi sau nhưng về trước" về phòng chống dịch, mở
cửa các hoạt động kinh tế xã hội trong nước từ 11/10/2021 và mở cửa với quốc tế
từ 15/3/2022.
Tháng 12/2019, thế
giới ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên (tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung
Quốc). Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức tuyên bố COVID-19 là
đại dịch toàn cầu. Ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu
tiên. Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu
gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết
chống dịch. Ngày 31/3/2020, đối mặt với đại dịch nguy hiểm, chưa có tiền lệ,
trong khi thông tin hạn chế, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, để bảo
vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
16, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày. Ngày 27/4/2021, sau
hơn 1 năm chống dịch, chúng ta đối mặt với đợt dịch thứ 4, chủ đạo là biến
chủng Delta có độc lực cao, tốc độ lây lan nhanh, xâm nhập sâu trong cộng đồng
tại 62/63 tỉnh, thành phố, gây hậu quả rất nặng nề, đặc biệt là tại Thành phố
Hồ Chí Minh. "Đó là những ngày tháng không thể ngủ được". Ngày
29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi lần thứ hai, gửi đồng
bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng,
chống dịch COVID-19. Tháng 7/2021, chúng ta bắt đầu đưa ra công thức chống
dịch. Lúc đầu, công thức chỉ gồm có 5K+vaccine", song đây vẫn là việc rất
có ý nghĩa, đánh dấu việc chuyển hướng từ chống dịch bằng biện pháp hành chính
sang chuyển hướng bằng biện pháp hành chính kết hợp với biện pháp khoa học là
vaccine. Sau đó, công thức chống dịch lần lượt được bổ sung các thành tố, trở
thành "5K + vaccine + điều trị + xét nghiệm + công nghệ + ý thức của người
dân và các biện pháp khác". Đây là công thức chống dịch tương đối hoàn
chỉnh…
Hội
nghị đã được các đại biểu tại các điểm cầu chia sẻ, đóng góp một số ý kiến
trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian
qua.
Phát
biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo, ý kiến phát
biểu thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tế của các đại biểu, đặc biệt
là của Tổ chức Y tế Thế giới.
Thủ
tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan tổng hợp, tiếp thu các ý kiến
tại Hội nghị và báo cáo của đoàn giám sát tối cao của Quốc hội, xây dựng bộ tài
liệu tương đối hoàn chỉnh phản ánh quá trình phòng chống dịch, đúc rút các bài
học kinh nghiệm, làm tốt công tác tuyên truyền để có khả năng thích ứng linh
hoạt, hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra trong tương lai.
Về
công tác chỉ đạo điều hành phòng chống dịch, Thủ tướng đánh giá, chúng ta đã
thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và điều chỉnh linh
hoạt, kịp thời khi tình hình diễn biến phức tạp hơn, thành lập hệ thống chỉ đạo
từ Trung ương tới cơ sở.
Thủ
tướng nhấn mạnh: Chúng ta có tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận đúng với
việc xác định cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, do dân, vì dân; đặt tính
mạng, sức khỏe người dân lên trên hết,trước hết; lấy người dân là trung tâm, là
chủ thể trong phòng chống dịch, lấy xã phường là pháo đài, người dân là chiến
sĩ; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của toàn dân.
Công
tác phòng, chống dịch đã được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết
liệt, đồng bộ của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ đó huy động sự vào cuộc kịp thời của cả hệ
thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân
dân, sự hợp tác, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của bạn bè quốc tế.
Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19, các cấp, các
ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã bám sát thực tiễn, quyết liệt chỉ đạo
với các phương châm phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh trong từng giai
đoạn.
Đặc
biệt, Chính phủ đề ra và triển khai chiến lược vaccine với 3 thành tố quan
trọng: Thứ nhất là lập Quỹ Vaccine để huy động nguồn lực tài chính; thứ hai là
tiến hành ngoại giao vaccine để tiếp cận vaccine trong bối cảnh tiếp cận
vaccine không bình đẳng; thứ ba là triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ
trước tới nay miễn phí cho toàn dân. Chiến lược này đã được thực tế chứng minh
là phù hợp và hiệu quả.
Cùng
với đó, xác định 3 trụ cột chống dịch gồm cách ly, xét nghiệm và điều trị; xác
định công thức "5K + vaccine + điều trị + xét nghiệm + công nghệ + ý thức
của người dân và các biện pháp khác", trong thực tế chỉ đạo, điều hành đặc
biệt nhấn mạnh hai yếu tố rất quan trọng là vaccine và ý thức của người dân.
Trong bối cảnh khó khăn, đã huy động đội ngũ nhân viên y tế, cán bộ, các chiến
sĩ công an, bộ đội tham gia tuyến đầu chống dịch. Công tác truyền thông được
đặc biệt chú trọng; ứng dụng công nghệ thông tin có nhiều nỗ lực và đạt một số
kết quả.
Thay
mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng trân trọng, đánh giá cao các cấp ủy,
chính quyền, các ngành, các địa phương, Ban chỉ đạo các cấp đã nêu cao tinh
thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, đặc biệt cảm ơn cán bộ, nhân viên y tế,
các chiến sĩ bộ đội, công an và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống đại dịch
COVID-19; đồng thời, tri ân sự hy sinh, đóng góp ý nghĩa, cao cả của các lực
lượng, người dân tham gia phòng chống dịch.
Đức Giang