Những điều cần biết về suy giáp ở trẻ em và trẻ vị thành niên
Lượt xem: 1005
Suy giáp là hiện tượng mà tuyến giáp không thể cung cấp đủ hormon để cho cơ thể hoạt động bình thường. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới bất cứ độ tuổi nào, bao gồm cả trẻ em và trẻ sơ sinh. Ở trẻ em, suy giáp có thể xuất hiện ngay sau sinh hoặc có thể phát triển sau này trong thời thơ ấu.

Khám tuyến giáp cho trẻ vị thành niên tại Khoa Nội Tiết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng

Nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp ở trẻ em đó là tiền sử gia đình. Trẻ có cha mẹ, ông bà hay anh chị em đã mắc bệnh suy giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Nguy cơ này cũng hiện diện nếu tiền sử gia đình gặp một số vấn đề nào đó về miễn dịch có tác động đến tuyến giáp.

Viêm tuyến giáp Hashimoto (còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn) là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giáp mắc phải ở trẻ emthanh thiếu niên và người lớn, chứng bệnh này thường xuất hiện trong những năm đầu đời.

Các nguyên nhân khác có thể gây suy giáp ở trẻ em bao gồm: Ăn quá nhiều hoặc quá ít iốt làm tuyến giáp hoạt động bất thườngKhi sinh ra tuyến giáp không hoạt động hoặc không có tuyến giáp (suy giáp bẩm sinh); người mẹ mắc bệnh lý tuyến giáp nhưng không điều trị triệt để trong thai kỳ; viêm tuyến giáp tạm thời do nhiễm vi rút; phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp để điều trị u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp hoặc bệnh bướu giáp lồi mắt; điều trị phóng xạ gây phá hủy hoặc làm tổn thương tuyến giáp… Sử dụng các loại thuốc như: Lithium, amiodarone và oxcarbazepine có thể gây cản trở hoạt động tuyến giápTổn thương tuyến yên, tuyến yên trong não sẽ quy định lượng hormon mà tuyến giáp tạo ra. Khi tuyến yên bị tổn thương, nó có thể không tạo đủ TSH (hormone kích thích tuyến giáđể đảm bảo chức năng tuyến giáp bình thường.

Suy giáp có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng các triệu chứng cũng khá khác nhau giữa từng lứa tuổi cũng như từng cá thể.

Trẻ sơ sinh: đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng biểu hiện trong vài tuần đầu hay vài tháng đầu sau sinh. Các triệu chứng trong giai đoạn này dễ bị cha mẹ hay bác sỹ bỏ qua, bao gồm: vàng da , vàng mắt, táo bón, không chịu bú mẹ, da lạnh, it khóc, thở mạnh, ngủ nhiều, thóp mềm có kích thước lớn hơn trên đỉnh đầu, lưỡi to, rốn lồi

Trẻ độ tuổi tập đi và trẻ tiểu họcCác bệnh lý tuyến giáp trong giai đoạn này có thể biểu hiện bên ngoài thành các dấu hiệu và triệu chứng như: trẻ có chiều cao thấp hơn chiều cao trung bình, độ dài chi ngắn hơn trung bình, răng vĩnh viễn mọc chậm, dậy thì muộn, chậm phát triển trí tuệ, nhịp tim chậm hơn bình thường, tóc dễ gãy và một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, táo bón, da khô

Trẻ Thiếu niênỞ lứa tuổi này, trẻ em gái có tỷ lệ mắc bệnh suy giáp lớn hơn trẻ em trai. Những trẻ có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn như: viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Graves hay tiểu đường tip 1 có nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp cao hơn những trẻ khác. Trẻ với các rối loạn di truyền như mắc hội chứng Down cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý tuyến giáp.

Các triệu chứng ở trẻ độ tuổi vị thành niên có biểu hiện giống như ở người lớn nhưng có thể mơ hồ và khó nhận ra. Một số triệu chứng lâm sàng như: chậm phát triển, chiều cao thấp hơn trung bình, dậy thì muộn, xuất huyết nặng trong chu kỳ kinh nguyệt ở trẻ em gái, tăng kích thước tinh hoàn ở trẻ em trai, da khô, tóc móng dễ gãy, táo bóntuyến giáp lớn, đau cơ và cứng khớp.

Những trẻ vị thành niên mắc bệnh tuyến giáp có thể có sự thay đổi về hành vi như: mệt mỏi, hay quên và khó tập trung.

Để phòng chống bệnh suy giáp cần thực hiện các biện pháp sau:

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện thấy những bất thường ở cổ, hoặc có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Ngoài ra, còn có thể áp dụng một số cách để giảm nguy cơ mắc suy giáp như: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi có thai cần làm xét nghiệm tầm soát sớm. Mục đích là để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp và điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Thực hiện  một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp. Cơ thể không tự tổng hợp được ốt mà phải tăng cường qua đường ăn uốngMột trong những nguồn thực phẩm cung cấp  I ốt dồi dào như: tảo bẹ, rong biển, sữa ngũ cốc và trứng…

Nên bổ sung trái cây và rau củ tươi, bổ sung axit béo omega 3 bằng cách ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm… Các thực phẩm này giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm các vấn đề về tuyến giáp trong cơ thể.

Việc phát hiện và có biện pháp chữa trị sớm bệnh suy giáp sẽ giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.

 

                                                                                                        Ngọc Anh

Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập