Bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người
Lượt xem: 138
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, cào, liếm của động vật bị dại như chó, mèo,… lên da bị tổn thương. Ở nước ta, chó là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất chiếm 96 - 97% sau đó là mèo. Người phát bệnh dại 100% là tử vong.

Khi bị chó, mèo cắn phải khẩn trương đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại

Bệnh dại là một trong s các bệnh truyền nhim nguy him gây dịch có số ca tử vong trên người cao nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều tỉnh, thành phố có bệnh dại lưu hành trong nhiều năm và có số ca tử vong do dại cao.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2023 (10 trường hợp). Trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do bệnh dại trên người

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do bệnh dại trên người là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng kịp thời, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như các biện pháp phòng bệnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỷ lệ chó, mèo nuôi được tiêm vắc xin phòng dại còn thấp, chỉ đạt khoảng 50% tổng đàn dẫn đến gia tăng số ca bệnh dại trên động vật.

Khi bị chó cắn, vi rút dại từ động vật xâm nhập qua vết thương, đi theo đường dây thần kinh ngoại vi (nó có ái lực với thần kinh, khi vào người thì tìm dây thần kinh để bám vào) rồi lên não gây tổn thương tế bào thần kinh trung ương, dẫn đến tử vong.

Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Các triệu trứng thường gặp của bệnh dại

Các triệu chứng thường gặp của bệnh dại gồm: lo lắng, thay đổi tính tình, kích thích, co cứng, run rẩy tay chân, co giật, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, sùi bọt ở miệng hoặc có thể tê liệt. Tử vong do ngừng hô hấp, ngừng tim, ngừng tuần.

Cách xử trí khi bị động vật bị dại, nghi dại cắn/cào

Để phòng tránh bệnh dại khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, nạn nhân phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong khoảng thời gian 10-15 phút và sát trùng vết thương với cồn 70% hoặc cồn i ốt, hoặc các chất sát khuẩn khác để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Khi xử lý vết thương do bị động vật cắn người dân cần chú ý không băng kín, không chà sát, không nặn máu làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương; Không chữa bệnh dại bằng Đông y hay thuốc NamĐây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Sau đó cần đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấnđiều trị vết thương và tiêm vắc xin phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại theo tư vấn của bác sĩ càng sớm càng tốt, đúng và đủ liều theo phác đồ điều trị. Việc khám và điều trị dự phòng dại bằng tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi bị cắn.

Trong vòng 6 tháng sau tiêm vắc xin, người dân không sử dụng bất kỳ các loại đồ uống có cồn như rượu, bia... đặc biệt có một số thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể kháng vi rút dại của cơ thể, do đó trong thời gian này khi đi khám chữa bệnh cần báo cho bác sỹ biết việc mình đang tiêm phòng dại.

Bệnh dại rất nguy hiểm và có nguy cơ tử vong rất cao. Khi bị chó, mèo cắn phải khẩn trương đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp hiệu quả và quan trọng để phòng, tránh bệnh dại. 

 

Mai Hoa

 

Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập