Những đối tượng tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Lượt xem: 287
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng.    

Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi

Theo đó, Cục Y tế dự phòng hướng dẫn về đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Tiêm chủng mở rộng như sau:

Trẻ sơ sinh: vắc xin viêm gan B.

Trẻ < 01 tuổi: vắc xin phòng bệnh lao (BCG)vắc xin phòng bại liệt (bOPV)vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib), Sởi.

Trẻ 01 - 05 tuổi: vắc xin viêm não Nhật Bản B.

Trẻ 18 - 24 tháng: vắc xin sởi-rubella, vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTP).

Phụ nữ có thai: vắc xin uốn ván.

Cũng tại văn bản này, Cục Y tế dự phòng cho biết đối tượng, lịch tiêm chủng các vắc xin khác đưa vào Tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới bao gồm:

Trẻ dưới hoặc trên 1 tuổi: vắc xin phòng chống bệnh bại liệt (IPV) mũi 2. Vắc xin này sẽ tiếp tục được triển khai tiêm miễn phí cho trẻ từ 9 tháng tuổi trên toàn quốc theo dự án do GAVI hỗ trợ.

Trẻ 07 tuổi: vắc xin phòng bạch hầu, uốn ván sẽ được triển khai cho trẻ từ 07 tuổi tại vùng nguy cơ cao theo đề xuất của các tỉnh, thành phố.

Trẻ dưới 01 tuổi: vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy do vi rút Rota

Các vắc xin được đưa vào trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế, tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: "Vắc xin vẫn là một trong những câu chuyện thành công đáng chú ý nhất của nhân loại – chúng giúp loại bỏ được hoàn toàn bệnh tật và cứu sống vô số người. Trong ba thập kỷ qua, vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vắc xin bảo vệ con người chống lại hơn 20 căn bệnh – ví dụ như sởi, bạch hầu, HPV và bại liệt – những căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Những rủi ro đối với trẻ em là có thật và thực sự là mối quan ngại sâu sắc. UNICEF, cùng với Tổ chức Y tế thế giới, sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Việt Nam để khẩn trương đảm bảo rằng mọi trẻ em ở Việt Nam đều được tiếp cận với các loại vaccine thiết yếu".

Việc bắt kịp kế hoạch tiêm chủng định kỳ có thể xây dựng được sự bảo vệ lâu dài trong cộng đồng và đưa Việt Nam trở lại đúng hướng để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch Tiêm chủng Toàn cầu đến năm 2030 (Immunization Agenda 2030 hay IA2030). Đây là kế hoạch Việt Nam và các Quốc gia thành viên khác đã thông qua tại Đại hội đồng Y tế Thế giới năm 2020.

Mai Hoa

 

 

1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập