Bộ Y tế: Hội nghị trực tuyến triển khai đấu thầu thuốc và lựa chọn nhà thầu qua mạng tại các cơ sở y tế công lập
Lượt xem: 352
Ngày 12/4/2023, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai đấu thầu thuốc và lựa chọn nhà thầu qua mạng tại các cơ sở y tế công lập với 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Sở Y tế Cao Bằng. Ảnh: Trọng Thụ

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng có các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo và công chức các phòng thuộc Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng, chuyên viên Phòng Khoa giáo - Văn xã thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo và viên chức liên quan của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Đồng chí Nông Văn Thánh - Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì.

Tại Hội nghị đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai Thông tư số 06/2023/TT-BYT ngày 12/3/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập; các quy định chung và quy định liên quan đến quy trình thủ tục đấu thầuQuy định việc phân chia gói thầu, nhóm thuốc đối với gói thầu thuốc generic, thuốc Biệt dược gốc; thay thế thuốc trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc cung ứng thuốc trúng thầu; cách ghi dạng bào chế thuốc; bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật thuốc…Quy định việc phân chia gói thầu, nhóm thuốc; việc dự thầu vào các nhóm thuốc đối với gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có thành phần dược liệu phối hợp với dược chất hóa dược, thuốc cổ truyền; gói thầu vị thuốc cổ truyền, gói thầu dược liệu… Mẫu E-HSMT cho gói thầu dược liệu và vị thuốc cổ truyềnĐấu thầu thuốc qua mạng theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tưHướng dẫn thực hiện lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

 

anh tin bai

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng

Theo đó Thông tư 06/2023/TT-BYT sửa đổi khoản 2 Điều 8 về gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị. Theo đó, gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị có thể có một hoặc nhiều thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu. Các thuốc tại gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị đáp ứng đồng thời 02 tiêu chí sau: Thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc thuộc Danh mục thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và đã được công bố kết quả đàm phán giáĐược sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA; hoặc được sản xuất một, một số công đoạn tại Việt Nam và các công đoạn còn lại được sản xuất tại các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA; hoặc được sản xuất toàn bộ công đoạn tại Việt Nam; hoặc được cơ quan quản lý dược các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 14 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Cụ thể, khi lập kế hoạch chọn nhà thầu, đơn vị tham khảo một trong các thông tin tài liệu sau đây để làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

Theo quy định mới, Bộ Y tế bỏ nguyên tắc "giá kế hoạch không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất" của thuốc, dược liệu đã được công bố trong vòng 12 tháng trước đó.

Theo quy định cũ, khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, để có cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc, dược liệu, đơn vị phải tham khảo giá trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế do Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) công bố trên trang thông tin điện tử.

Trong đó, giá trúng thầu được tham khảo phải theo nguyên tắc: Giá kế hoạch không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất của thuốc, dược liệu đó trong mỗi nhóm tiêu chí kỹ thuật đã được công bố.

Giá kế hoạch là "đề bài" để các đơn vị cung ứng chào giá thầu. Đây là giá giới hạn tối đa cho hàng hóa đó. Nếu đơn vị cung ứng chào gói thầu cao hơn giá kế hoạch sẽ bị chấm trượt thầu.

Quy định "giá năm sau không cao hơn năm trước" này từng khiến rất nhiều cơ sở y tế vướng mắc, do giá thuốc của nhà cung ứng đưa ra thường cao hơn giá kế hoạch. Quy định này không phù hợp với biến động thị trường, lạm phát, trượt giá… Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bệnh viện thiếu thuốc điều trị.

Như vậy, thông tư mới bỏ nguyên tắc giá kế hoạch không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất đã được công bố.

Đối với vấn đề 3 báo giá (hoặc hóa đơn bán hàng), Thông tư 06/2023 vẫn quy định tham khảo 3 báo giá khác nhau tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, trường hợp thuốc không đủ 3 báo giá, người đứng đầu đơn vị căn cứ vào ít nhất 1 báo giá, giải trình, chịu trách nhiệm về giá kế hoạch đề xuất và bảo đảm không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đã tham khảo.

Về đấu thầu thuốc qua mạng theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, quy định đối với gói thầu mua thuốc sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám, chữa bệnh) để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của năm 2023 áp dụng đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh thì phải tổ chức đấu thầu qua mạng. Đối với gói thầu mua thuốc thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu nhưng không sử dụng nguồn chi thường xuyên thì phải tổ chức đấu thầu qua mạng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, điều 37 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT. Việc lựa chọn nhà thầu qua mạng được thực hiện kể từ ngày 01/01/2023.

 

1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập