Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết
Lượt xem: 89
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây ra. Bệnh truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm vi rút Dengue. Mặc dù nhiều trường hợp mắc bệnh nhẹ nhưng đôi khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng thậm chí gây tử vong. Việc phòng chống sốt xuất huyết phụ thuộc vào kiểm soát véc tơ (vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn). Sốt xuất huyết chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc phát hiện sớm và điều trị phù hợp sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt

Theo Tổ chức Y tế thế giới trên toàn cầu có 3,5 tỷ người đang sống ở các quốc gia lưu hành sốt xuất huyết và có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong số này, 1,3 tỷ người sống trong các vùng lưu hành sốt xuất huyết ở 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Năm quốc gia (Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan) nằm trong số 30 quốc gia có dịch lưu hành cao nhất trên thế giới.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại Việt Nam, sốt xuất huyết lưu hành phổ biến tại nhiều tỉnh, thành phố với số trường hợp mắc hằng năm hơn 100.000 trường hợp với nhiều ca tử vong. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 22 nghìn ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong. Hiện đang bước vào tháng cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết. Dự báo, số ca mắc và tử vong tiếp tục gia tăng nếu không chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết trước các tháng cao điểm năm 2024, ngày 27/5/2024, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 646/KH-BYT ngày về hưởng ứng Ngày ASEAN Phòng, chống sốt xuất huyết. Thực hiện Kế hoạch số 646/KH-BYT, ngày 06/6/2024, Sở Y tế Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 2314/KH-SYT về hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết" lần thứ 14 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với mục tiêu: Huy động các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về ý nghĩa của “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết" năm 2024; 100% các huyện, thành phố tổ chức truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trong cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; 100% các huyện, thành phố thực hiện tổng vệ sinh, thu gom phế thải, thay rửa các dụng cụ chứa nước nhằm loại trừ các ổ chứa bọ gậy với sự tham gia tích cực của toàn thể cộng đồng.

 Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tham mưu UBND các huyện, thành phố ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết thứ 14 tại địa phương. Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết như: Treo băng khẩu hiệu, dán áp phích, phát tờ rơi,… tại các cơ sở y tế và các địa điểm công cộng. Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gây hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết. Chỉ đạo các Trạm Y tế tham mưu UBND xã huy động cộng đồng, các tổ
chức, ban ngành, đoàn thể thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, lăng quăng/bọ
gậy trên địa bàn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 14 trên địa bàn tỉnh năm 2024; Tổ chức kiểm tra giám sát công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các địa phương.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
 6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

 

Mai Hoa

 

1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập