Phòng chống thiếu máu, thiếu sắt
Lượt xem: 180
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi lượng huyết cầu tố trong máu thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cho qúa trình tạo máu. Ở nước ta, thiếu máu do thiếu sắt là một trong những loại thiếu máu thường gặp nhất. Bệnh hay gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em. Nguyên nhân dẫn chủ yếu là do khẩu phần ăn thiếu và không cân đối các chất dinh dưỡng, kiêng khem trong thời kỳ mang thai.

Hình minh họa 

Tác hại của thiếu máu

Thiếu máu, thiếu sắt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trẻ em bị thiếu máu kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ, phụ nữ mang thai bị thiếu máu dễ có nguy cơ bị sảy thai, đẻ non, trẻ nhẹ cân, chảy máu và các tai biến khác khi sinh đẻ. 

Các dấu hiệu nhận biết thiếu máu

Thiếu máu, thiếu sắt là quá trình diễn ra từ từ ban đầu không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi bị thiếu máu nặng biểu hiện bên ngoài mới xuất hiện như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, da xanh xao... Phụ nữ có thai bị thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt, nếu bị thiếu máu nặng thường có dấu hiệu chóng mặt, tim đập nhanh.

Phụ nữ có nguy cơ thiếu sắt cao bởi nhu cầu mỗi ngày cần 15mg, trong khi chế độ ăn thường chỉ cung cấp khoảng 10mg/1ngày. Do đó để đảm bảo duy trì sức khỏe cần phải uống viên sắt mỗi tuần 1 lần kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân đối. Với những phụ nữ có dự định mang thai nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu sắt và a xit folic do nhu cầu về sắt tăng rất cao, còn a xít fo lic giúp phòng dị tật bẩm sinh nhất là dị tật ống thần kinh. Để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt cần uống bổ sung viên sắt và a xit folic 1 viên mỗi tuần trong 16 tuần liên tục, đối với phụ nữ mang thai việc bổ sung viên sắt cần thực hiện ngay khi có thai cho tới khi sinh một tháng.

Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể. Hàng ngày sắt được cung cấp vào cơ thể qua thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật, Để phòng chống thiếu máu, thiếu sắt phụ nữ có thai cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, cần đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất sắt và a xit folic như gan động vật, lòng đỏ trứng, thịt cá, lạc, đậu đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm như: rau đay, rau muống, rau dền... và các loại quả có nhiều vitamin c. Hạn chế sử dụng những thực phẩm ức chế việc hấp thu sắt như: cà phê, cô ca và nước chè... Để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt để cung cấp cho thai nhi, nhau thai. 

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: uống 1 viên mỗi tuần trong 16 tuần liên tục trong 1 năm.

Đối với phụ nữ mang thai cần uống bổ sung viên sắt và a xít folic 1 viên mỗi ngày ngay từ khi phát hiện có thai đến sau đẻ 1 tháng.

Đối với trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ đẻ non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Để sắt được hấp thu tốt nhất, nên uống giữa 2 bữa ăn. Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt, do đó có thể uống viên sắt chung với nước cam hoặc nước trái cây, tránh uống thuốc với trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.

Bảo An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin mới nhất
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập